Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.
----------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Đó là chủ đề bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN . Đây chính là bức thông điệp mà Bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam muốn gởi đến chính quyền, quốc hội và nhân dân xứ Phù Tang, nhân chuyến viếng thăm vừa qua.

 


Nội dung bài phát biểu đã nêu bật sự gắn bó mối quan hệ giữa hai nước trong lãnh vực phát triển nông nghiệp, hợp tác đầu tư trong quá khứ và nhìn về tương lai, để đẩy mạnh tiềm năng hợp tác trên mọi lãnh vực, kể cả quốc phòng.  


 

Ông Sang cũng đã đề cập đến nguồn hỗ trợ phát triển (ODA) mà chính phủ Nhật dành cho Việt Nam. Ông cho rằng Việt Nam đã sử dụng rất hiệu quả, nhiều công trình thiết thực và quan trọng đã phục vụ đời sống của nhân dân Việt Nam từ các lãnh vực như y tế, giáo dục, hàng không, nhà máy, vận chuyển và hải cảng v.v.. Nhân dịp nầy ông Sang đã cám ơn Quốc Hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về tấm lòng hào hiệp ngay cả khi nước Nhật phải đối diện với nguy cơ sóng thần, nhưng vẫn không quên Việt Nam.

 


 

Trong bài phát biểu ông Sang đánh giá tình hình thế giới, xung đột và những xu thế thời đại trong khu vực. Ông đã nhắn gửi rằng :” đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi là sự lựa chọn tất yếu của mọi quốc gia” Nói lên điều nầy chứng tỏ rằng nhân dân và nhà nước Việt Nam muốn canh tân đất nước, cải tổ xã hội. Trong đó kể cả vấn đề nhân quyền là sự lựa chọn thiết yếu để đất nước tiến lên.

 

Bước xa hơn một bước và có lẽ đây chính sự mong đợi của Quốc Hội và chính phủ Nhật muốn biết quan điểm của một Ủy Viên Bộ Chính Trị và người đứng đầu nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Ông Sang đã khéo léo chuyển tải thông tin bằng những lời lẽ mang tính tổng quát như sau:” Thế giới chúng ta đang đứng trước các thách thức phức tạp, đa chiều, ngày càng gay gắt, từ các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh hạt nhân, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cho tới những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước… Để vượt qua những thách thức trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau ngày càng cao, cần đổi mới tư duy và cách nhìn nhận đánh giá môi trường chiến lược cũng như phương thức hợp tác và quan hệ giữa các nước. Việt Nam tin rằng các mục tiêu an ninh, phát triển và vị thế của mỗi quốc gia gắn liền vận mệnh của mình với vận mệnh chung của cả khu vực và thế giới.

Trên tinh thần đó, đối với vấn đề tranh chấp trên biển, Việt Nam trước sau như một, kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan phải kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực…

 

Lời tuyên bố của ông Sang như một thông điệp về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với biển đảo cương quyết không nhượng bộ Trung Quốc. Nói lên điều nầy như xác định rằng Việt Nam đồng tình với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền trên đảo Điếu Ngư. Như thế, cả hai Việt Nam và Nhật Bản sẽ được hiểu ngầm rằng họ sẽ cùng ôm nhau nhảy bản Le Beau Danube Bleu (giòng sông xanh) trong vấn đề biển đông. Đây là một trong những nguyên nhân chính của cuộc tiếp đón long trọng và đầy đủ nghi thức của chính quyền Nhật Bản đối với Chủ tịch nước Việt Nam.

 

Để tìm hiểu hơn về ‘đối tác” Nhật Bản đối với Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thử nhìn lại các vấn đề sau đây:

 

Kinh tế: 

 

Kể từ năm 2011, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn hàng thứ Ba. Nhưng bắt đầu từ 2013 Nhật Bản được liệt kê vào hàng thứ Nhất tại Việt Nam. Tính ra tổng số của FDI hiện nay trên 32 tỷ mỹ kim. Với số tiền nầy họ đã tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ và sản xuất. Những nhà đầu tư từ Nhật Bản không riêng gì những công ty lớn mà gồm có những cá nhân và các doanh nghiệp trung bình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nầy hoạt động một cách bài bản và hữu hiệu nhờ bởi họ có kinh nghiệm trong vấn đề điều hành.

 

Thương Mại:

 

Từ tháng 10/2010 Hiệp định Đối tác Song phương được ký kết giữa Nhật và Việt Nam. Nội dung của Hiệp định nầy giảm thuế, ưu tiên giúp đỡ lẫn nhau. Trên phương diện thương mại Nhật đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng sau khi ký Hiệp định, Nhật đã tăng lên một cách nhảy vọt. Riêng năm 2013 Nhật đã đạt hơn 25 tỷ mỹ kim. Điều cần lưu ý nhất, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trong cộng đồng G7 đã công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường quan trọng tại Đông Nam Á. Với tổng số cam kết trong ODA cho Việt Nam, vào cuối năm 2013 Nhật Bản đã cung cấp 23 tỷ mỹ kim, tập trung vào các lãnh vực như hạ tầng cơ sở, cải cách thể chế và vấn đề nhân sự.

 

Nếu chúng ta nhìn một cách xuyên thấu, khi Việt Nam chọn Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược là hành động khôn ngoan và hợp lý. Trước hết, cả 2 quốc gia đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, Nhật là quốc gia có nền nông nghiệp và điện toán tiên tiến, là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á đã sử dụng nền công nghệ, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp một cách thành công. Do dó, nếu chúng ta khéo léo lôi cuốn họ vào cộng tác hoặc giúp đỡ trên phương diện kỹ thuật, kỹ nghệ, khoa học cho nền nông nghiệp nước nhà là điều cần thiết cho việc phát triển của đất nước. 

 

Khi đề cập đến vần đề “cộng tác” có người sẽ đặt câu hỏi: Thế thì Việt Nam có gì để cộng tác với Nhật. Câu trả lời rằng” chúng ta “có chứ”.  Có những đội ngũ trẻ, cần cù và thông minh sẵn sàng học hỏi để có thể trao đổi với các chuyên gia Nhật Bản. Mặc dầu trên thực tế nguồn nhân lực của ta chưa được đào tạo chuyên nghiệp, khả năng điều hành hãy còn yếu kém, công nghệ ráp nối các hệ thống dây chuyền vẫn còn lạc hậu. Tuy nhiên những yếu tố trừ (-) ấy nếu được huấn luyện chúng ta sẽ vượt qua trong thời gian rất ngắn.

 

Trên một phương diện khác nếu chúng ta xét về yếu tố địa dư của nước Nhật, đồi núi và biển cả nhiều hơn đồng bằng. Do đó, nếu về nông sản chúng ta áp dụng đúng với tiêu chuẩn của người Nhật đưa ra thì thị trường của họ là tiềm năng quan trọng trong việc xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, muốn thị trường nầy năng động, việc đầu tiên đội ngũ của ta phải học hỏi và áp dụng theo yêu cầu mà người Nhật đòi hỏi.

 

Về địa lý:

 

Nếu chúng ta chịu khó nhìn lên bản đồ, Việt Nam có vị thế nằm giữa khu vực Đông Nam Á, bờ biển Việt Nam có cửa ngõ cho mọi giao tiếp hải hành. Là hành lang vận chuyển Đông-Tây, Việt Nam cửa ngõ gần hơn so với vịnh Bengal (Bay of Bengal) ở Ấn Độ Dương, nếu muốn chuyển hàng đến Thái Lan hoặc Myanmar. Trên phương diện khác, Nhật Bản một quốc gia phát triển. Do đó, nguyên liệu nhập cảng từ ngoài vào là vấn đề then chốt, nếu không muốn nói huyết mạch.Vì vậy, số lượng nguyên liệu mà Nhật mua lại lên đến 80% xuất phát từ Trung Đông. Nhu liêu từ Trung Đông muốn chuyển tải đến Nhật con đường gần nhất và tiện lợi họ phải đi qua Biển Đông. Đây chình là lý do Bắc Kinh chận đường tiếp vận và cô lập Nhật Bản về kinh tế (nói riêng) bằng cách dùng thủ đoạn để kiểm soát Biển Đông. Dĩ nhiên Biển Đông không chỉ của Trung Quốc, mà trong đó còn thuộc chủ quyền Việt Nam. Và vì thế, Nhật Bản là quốc gia lớn tiếng bảo vệ nguyên tắc tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông. Trên căn bản ấy, Nhật Bản đã hỗ trợ cho cho các quốc gia trong khối ASEAN các tuần tra dân sự trên biển, kể cả Việt Nam chúng ta.

 

Nhìn chung yếu tố thiên thời và địa lợi Việt Nam đang có. Tuy nhiên, muốn thực hiện được những gì đất nước đang cần, yếu tố nhân hòa phải được thực tâm triển khai một cách tích cực. Nhân hòa ở đây, chúng tôi muốn đề cập là những điều lệ từ trung ương đến địa phương phải được đồng nhất, tuân thủ. Tệ nạn cửa quyền phải được triệt tiêu, luật pháp nghiêm khắc và thi hành đúng mức. Đây là những yếu tố nhân hòa mà tinh thần người Nhật đòi hỏi và muốn thấy khi hợp tác với chúng ta. Điều ấy sẽ là bước tiến nhảy vọt để Việt Nam có thể liên thủ cùng Nhật Bản trong việc bảo vệ hành lang Biển Đông chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh đang âm mưu chiếm cứ.

 

Lật lại quá khứ phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để thành lập với ước vọng đưa sinh viên Việt Nam đến Đông Kinh du học để sau nầy canh tân đất nước. Vào thời điểm 1905, Cụ Phan và Kỳ Ngoại Hầu đã vượt qua bao nhiêu thử thách, khó khăn bị ngăn cản bởi thực dân. Khó khăn bởi đất nước ta thời bấy giờ vẫn còn bị đô hộ nên tiếng nói không đủ trọng lượng để người khác lắng nghe. Khác với ngày nay, sự tiếp đón nồng hậu và trịnh trọng đối với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chứng tỏ rằng Việt Nam có thương trường tiềm năng, vị trí chiến lược quan trọng, quân đội hiện đại trở thành đồng minh bảo vệ hành lang Đông-Tây trên Biển Đông. Đây chính là cơ hội để chúng ta nắm bắt thời cơ thực thi đúng nghĩa, đúng hướng trên con đường: ”đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi” như nội dung và thâm ý trong bài nói chuyện trước Quốc Hội của người đứng đầu nhà nước Việt Nam./.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741055.